Sự biến hóa xoay vần của các phong cách thiết kế nội thất theo dòng chảy của thời gian câu chuyện không bao giờ có hồi kết. Muốn sở hữu một không gian sống, làm việc đẹp, tiện nghi về công năng thể hiện được cá tính và “GU” thưởng thức của chủ nhân việc xác định phong cách chủ đạo cực kỳ quan trọng.
Các phong cách thiết kế nào đang được thế giới “săn đón” nhất hiện nay? Hãy cùng Nội Thất Miền Bắc khám phá ngay thôi.
1. Phong cách thiết kế nội thất là gì?
Đây là một khái niệm rất rộng dùng để miêu tả về các công trình, sản phẩm nội thất có các điểm đặc trưng tương đồng với nhau về bố cục hình khối không gian, cách tổ chức mặt bằng, sử dụng màu sắc và đồ trang trí cũng như cách sử dụng vật liệu.
2. 12 phong cách thiết kế thịnh hành nhất
Mỗi phong cách nội thất đại diện cho một lối sống, một cá tính khác nhau. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu nét đặc trưng của 12 phong cách thịnh hành nhất trên thế giới hiện nay.
2.1 Phong cách hiện đại
Dẫn đầu bảng xếp hạng luôn là phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Tuy không phải là style thiết kế mới nhưng sức hút của phong cách này chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt.
Nội thất biệt thự phong cách hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
Điểm ấn tượng của phong cách này là sự tinh giản ấn tượng các đường nét rườm rà, chỉ giữ lại những nét đơn giản ở dạng hình khối. Lối thiết kế hiện đại cực kỳ chú trọng vào tính thoải mái và công năng của sản phẩm cũng như không gian.
Một trong những dấu hiệu nhận biết của phong cách thiết kế hiện đại là việc tổ chức mặt bằng theo hướng tự do, phi đối xứng. Thêm vào đó là sự xuất hiện thường xuyên của các vật liệu mới như kính, bê tông, thép,…
Màu sắc ưa chuộng nhất của phong cách này là các tông màu trung tính. Bởi vậy, các nhà thiết kế có thể dễ dàng mix với các phong cách khác tạo nên những không gian thực độc đáo, đẳng cấp.
2.2 Phong cách Bắc Âu
Phong cách Scandinavian và trang trí nội thất kiểu Hygge (phong cách sống ấm cúng và thoải mái đến từ Đan Mạch - đất nước được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới), đang là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của các kiến trúc sư , chuyên viên thiết kế trên khắp thế giới.
Nội thất phòng khách phong cách Bắc Âu. Nguồn ảnh: Internet
- Để sở hữu một không gian nội thất hoàn hảo với phong cách Scandinavian bạn cần tập trung tới những điểm đặc trưng sau:
- Tông màu trắng được sử dụng xuyên suốt giúp không gian thêm thoáng rộng, xóa nhòa giới tuyến giữa các khu vực.
- Gỗ và đá tự nhiên là vật liệu được ưu tiên mang đến chất thô mộc cho không gian.
- Không thể thiếu các cửa sổ lớn bằng kính.
- Thiết kế nội thất hay trang trí đều nhằm tới sự tối giản, thanh lịch.
- Sự xuất hiện của lò sưởi.
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam – một quốc giá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thì Style thiết kế này đã có sự cải biến linh hoạt để phù hợp. Đó là sự xuất hiện nhiều hơn của các gam màu tươi sáng, trong lành, như: xanh lá, nâu gỗ tự nhiên, vàng,…
2.3 Phong cách tối giản
“Kẻ thù” của phong cách này chính là sự rườm rà. Mọi yếu tố xuất hiện đều có sự tối giản, gọn gàng nhằm tiết kiệm không gian sống một cách tối đa. Nhưng yếu tố công năng không hề thua kém bất cứ phong cách nào nhờ sự kết hợp chặt chẽ trong cách bài trí, tổ chức không gian.
Vật dụng nội thất được giản lược tới mức tối đa cả về số lượng và kiểu dáng. Sự tiết chế một cách tinh tế, không có chi tiết thừa, không họa tiết, hoa văn cầu kỳ hay sắc màu sặc sỡ nhưng tuyệt đối không nhàm chán, đơn điệu.
Nội thất văn phòng style tối giản. Nguồn ảnh: Internet
Nhờ sự ưu việt về khả năng tối ưu không gian mà phong cách minimalism đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế văn phòng, chung cư, nhà phố hiện nay. Đặc biệt là những không gian diện tích nhỏ.
2.4 Phong cách cổ điển
Dù có hàng trăm phong cách nội thất mới ra đời nhưng CỔ ĐIỂN vẫn chiếm giữ vị trí đặc biệt trong xu hướng thiết kế hiện nay. Bắt đầu khởi nguồn từ Pháp vào cuối thế kỷ 17 và không phải tự dưng mà phong cách này chiếm giữ ngôi vương trong suốt 2 thế kỷ sau đó.
Phong cách thiết kế cổ điển ghi dấu bởi sự tỉ mỉ, lộng lẫy và tráng lệ mà không phong cách nào có thể làm được.
Biệt thự phong cách cổ điển tráng lệ. Nguồn ảnh: Internet
Các họa tiết được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo xuất hiện trên mọi vật dụng nội thất, đồ trang trí cho đến kiến trúc không gian. Dù là bàn ghế sofa, bàn ăn, giường ngủ hay đèn chùm, thảm trải sàn,… đều có vẻ tinh mỹ tuyệt vời, xa họa xứng tầm đẳng cấp quý tộc của các nước châu Âu.
Phong cách này ưu tiên các gam màu quý phái và quyền lực như đỏ, vàng đồng, vàng kim, nâu sẫm.
2.5 Thiết kế nội thất tân cổ điển
Một sự cách tân hoàn mỹ của phong cách cổ điển để phù hợp với hơi hướng cuộc sống hiện đại. Phong cách tân cổ điển vẫn lưu giữ nét hào hoa, lộng lẫy đặc trưng của nội thất cổ điển nhưng đã có sự tinh giản, pha trộn một cách khéo léo nét phóng khoáng, đơn giản của phong cách hiện đại.
Không gian nội thất tân cổ điển style. Nguồn ảnh: Internet
Nói thực, tân cổ điển là một phong cách đặc biệt phù hợp với những người có gu thẩm mỹ cao và có địa vị nhất định. Phong cách này phù hợp với mọi không gian và có vẻ đẹp vượt thời gian. Bạn có thể sử dụng nó nhiều năm liền, không cần thay đổi bất cứ thứ gì mà vẫn không lo lỗi mốt.
Nguyên tắc “tỷ lệ vàng” trong cách thiết kế kiến trúc nội thất và tổ chức không gian chính là chìa khóa thành công của phong cách sang trọng này.
2.6 Phong cách Vintage
Phong cách Vintage khá được ưa chuộng khi thiết kế nội thất khách sạn, cửa hàng, showroom, nhà ở,… Vintage là thuật ngữ để ám chỉ những đồ dùng có thời gian cách đây 20 - 100 năm, mà khi nhắc đến người ta mặc định như một từ có nghĩa là “cổ - cũ”, là phong cách của dấu ấn thời gian.
Quán cafe phong cách vintage độc lạ. Nguồn ảnh: Internet
Trong một không gian Vintage bạn có thể pha trộn giữa các thiết bị hiện đại với những thứ đã lỗi thời như một chiếc đèn chùm dáng cổ, chiếc bàn trà cũ kĩ một chút, khung ảnh cũ, chiếc đồng hồ cổ trong phòng khách,… mang tới vẻ đẹp hoài niệm, xưa cũ nhưng cũng đầy độc đáo, tinh tế.
Màu sắc có sự pha trộn của các gam màu trầm hoài cổ với các sắc màu hiện đại, trang nhã như be, trắng, kem,… tạo nên sự phá cách tuyệt vời.
2.7 Phong cách Retro
Cũng mang theo nét hoài cổ nhưng phong cách retro không giống với vintage hay tân cổ điển. Sự kết hợp tuyệt vời của thiết kế cổ điển với các yếu tố hiện đại trong phong cách này có sự dịu dàng, chân thật và có nét vui tươi rất đặc trưng.
Nội thất nhà ở phong cách retro. Nguồn ảnh: Internet
Phong cách thiết kế này ưu tiên những món đồ gọn gàng, đơn giản nhưng phải đẹp và sang trọng.
Màu sắc là yếu tố đóng vai trò quan trọng và cũng là dấu hiệu nhận biết nổi bật nhất của các thiết kế retro. Các gam màu thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính như xanh lam, xanh lá cây, đỏ đô,… thường xuất hiện khá nhiều trong thiết kế. Ngoài ta, các gam màu pastel nhẹ nhàng, ấm áp cũng rất được ưa chuộng.
2.8 Phong cách ZEN Nhật Bản
Sự kết hợp của phong cách Nhật Bản và Style tối giản mang đến những không gian nội thất thực thanh bình, thư thái.
Zen trong tiếng Nhật có nghĩa là “THIỀN” bởi vậy không gian thiết kế thường có cách bài trí đơn giản, nét thanh tịnh xuyên suốt mọi ngõ ngách của căn phòng.
Nét thanh tinh trong phong cách Zen. Nguồn ảnh: Internet
Nội thất gỗ tự nhiên là lựa chọn hàng đầu của phong cách ZEN. Sự mộc mạc, trầm ấm của tông màu nâu tự nhiên cùng những đường vân tinh xảo, có 1-0-2 tạo nên những không gian vừa gần gũi, bình yên vừa thanh lịch, sang trọng.
Cây xanh là món đồ tuyệt nhiên không thể thiếu thiếu trong các căn phòng phong cách Zen. Nó vừa có tác dụng trang trí vừa tạo dựng bầu không khí trong lành, tươi mát lại vừa có giá trị cao về mặt phong thủy.
2.9 Phong cách Rustic
Nếu bạn muốn sở hữu những không gian đậm chất MỘC thì không nên bỏ qua phong cách nội thất Rustic. Style thiết kế này hướng tới sự mộc mạc, đơn giản và chân thành. Không gian gây ấn tượng mạnh mẽ bởi khung dầm và trần bằng gỗ thô, các khung cửa sổ rộng lớn đón nắng tuyệt vời,…
Nội thất quán cafe đẹp với phong cách Rustic. Nguồn ảnh: Internet
Lò sưởi cũng là hình ảnh tạo nên “thương hiệu” cho phong cách này. Nhưng ngày nay yếu tố này không còn bắt buộc như trước.
Với phương châm thiết kế “hài hòa với thiên nhiên”, ngoài đồ nội thất bằng gỗ, ngay cả chất liệu vải cũng ưu tiên các dòng tự nhiên.
Có thể thấy, thiên nhiên chính là cảm hứng sáng tạo bất tận mang đến những không gian thực bình dị nhưng đầy sức hút.
2.10 Phong cách Đông Dương
Lối thiết kế giao thoa giữa sự lãng mạn của kiến trúc Pháp với giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia trên bán đảo Đông Dương đã hình thành nên lối thiết kế truyền thống ấn tượng.
Đặc trưng của phong cách Đông Dương chính là những thiết kế nội thất từ tre, nứa và gỗ. Thêm vào đó là sự xuất hiện của những bức tường bằng gạch nung, sàn nhà lát gạch bông mang vẻ đẹp gần gũi, thân thương.
Style thiết kế nội thất HOT nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Internet
Kết hợp với những tông màu trầm, đậm sắc mang tới những không gian trang nghiêm, giàu truyền thống gia đình.
Đối với phong cách nội thất Đông Dương giàu giá trị văn hóa này những chi tiết trang trí như tĩnh vật, họa tiết kỷ hà rất được yêu thích. Ngoài ra, những món đồ trang trí bằng mây tre
đan, các tiểu cảnh thiên nhiên gần gũi với đời sống cũng được sử dụng rất nhiều.
2.11 Phong cách đương đại
Cùng với dòng chảy thời gian, phong cách nội thất luôn có sự chuyển động. Nếu nói đến phong cách ưa thích thay đổi nhất thì chắc chắn Đương Đại là cái tên được đề cử đầu tiên.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng đương đại chính là phong cách hiện đại. Nhưng thực tế, chúng khác nhau nha.
Nhà hàng mang phong cách đương đại. Nguồn ảnh: Internet
Phong cách nội thất đương đại không có một đặc trưng cố định nào cả. Đương đại được hiểu theo hàm ý CHÍNH LÀ LÚC NÀY. Cho nên, phong cách đương đại của 10 năm trước sẽ không còn là đương đại ở thời điểm ngay lúc này nữa.
Phong cách này cũng chuộng những thiết kế đơn giản, đa năng nhưng kiểu dáng thanh nhã, mềm mại hơn phong cách hiện đại. Các gam màu trung tính cũng là dấu hiệu của phong cách này, đặc biệt là các tông màu xám và xanh.
2.12 Phong cách công nghiệp
Ngay nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những không gian Industrial ở các quán cafe, nhà hàng, homestay hay nhà ở. Những bức tường trần trụi, thậm chí là cũ kỹ; hệ thống đường ống bằng kim loại được phô bày; mọi tiết nội thất đều mang vẻ thô mộc không quá cầu kỳ, tỉ mỉ, có vẻ đơn giản và thực nhất.
Phong cách công nghiệp trong thiết kế văn phòng. Nguồn ảnh: Internet
Cũng giống như tên gọi của nó, Industrial (công nghiệp) sử dụng nhiều chất liệu của ngành công nghiệp mới như sắt, thép, inox, hợp kim, bê tông,… kiến tạo nên những không gian cực kỳ cá tính, mạnh mẽ, trần trụi đến chân thực nhất.
Các màu trung tính mang vẻ đẹp cứng cáp và mạnh mẽ như: trắng, xám, navy, đen hay gỗ nâu sậm là lựa chọn chủ đạo trong phong cách công nghiệp.
Trên đây là những phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng và lựa chọn hàng đầu hiện nay. Tùy theo loại hình không gian, mặt bằng thực tế và sở thích của mình bạn hãy chọn ra phong cách ưng ý nhất. Rồi liên hệ ngay với Công Ty Cổ Phần Nội Thất Miền Bắc để được đội ngũ chuyên viên thiết kế tư vấn, hỗ trợ và hoàn thiện bản vẽ thiết kế tuyệt vời nhất cho bạn.