Tiêu chuẩn thiết kế nội thất cho nhà hàng đẹp đến từng centimet

Những tiêu chuẩn thiết kế dành riêng cho từng loại hình nhà hàng. Hãy cùng Nội Thất Miền Bắc cập nhật ngay các tiêu chuẩn này để tạo nên không gian thưởng thức ẩm thực đẹp, chất lượng, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. 

Trước nhu cầu ăn uống ngày càng tinh tế của thực khách, để kinh doanh nhà hàng thành công, không chỉ cần đồ ăn ngon, chất lượng, giá thành tốt mà còn cần một không gian ấn tượng và khác biệt. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện về các tiêu chuẩn thiết kế không gian và nội thất nhà hàng. 

1. Sảnh đón – Khu vực quầy lễ tân

Dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong tổng thể thiết kế nội thất nhà hàng nhưng sảnh đón và quầy lễ tân lại có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng.

Sảnh đón ấn tượng cho nhà hàng tiệc cưới
Sảnh đón ấn tượng cho nhà hàng tiệc cưới. Nguồn ảnh: Internet

Dù là nhà hàng buffetđồ ăn nhanh hay lẩu nướng,… sảnh chính là bộ mặt của nhà hàng, nơi đầu tiên để lại ấn tượng cho thực khách. 

Cho nên, khi thiết kế không gian sảnh và bàn lễ tân phải tạo lối đi lại thực rộng rãi, gợi nên sự tò mò, muốn khám phá của khách hàng. Đặc biệt, phải thể hiện được nét đặc trưng riêng, dấu ấn thương hiệu ở không gian này.

2. Không gian ăn uống

Đây chính là không gian cức kỳ quan trọng, nưi được xem là “trái tim” của mỗi nhà hàng. Khu vực ăn uống – nơi khách hàng tận hưởng và trải nghiệm những món ăn ngon (thường tiêu phí đên 98% thời gian của khách tại nhà hàng).

Do đó, thiết kế phòng ăn không nên quá tham lam, sắp xếp quá nhiều bàn ghế ăn hoặc quá nhiều chỗ ngồi. Dẫu biết rằng tăng khả năng phục vụ sẽ tăng doanh thu nhưng tận dụng quá sẽ phản tác dụng đó nha. Không gian ăn uống chật chội khiến khách hàng khó chịu họ sẽ không sẵn lòng quay trở lại với bạn đâu.  

Bàn ghế ăn sang chảnh cho nhà hàng cao cấp
Bàn ghế ăn sang chảnh cho nhà hàng cao cấp. Nguồn ảnh: Internet

Khi thiết kế và sắp xếp nội thất, chủ nhà hàng cũng như KTS phải chú ý duy trì diện tích khu vực chỗ ngồi. Dù nhà hàng sắp xếp bàn ăn 4 ghế, 6 ghế hay 8 ghế,… thì không gian vẫn phù hợp. 

Giữa mỗi bàn ăn nên giữ khoảng khách tối thiểu là 1m, tạo không gian rộng rãi cho việc di chuyển. Diện tích cho mỗi chỗ ngồi duy trì kích thước từ 1,2 – 1,4m2. Nếu là nhà hàng phục vụ khách phương Tây thì diện tích phải rộng hơn, khoảng 1,6 – 1,8m2. 

Bạn có thể tham khảo một số tiêu chuẩn kích thước bàn ăn cho nhà hàng dưới đây:

Bàn ăn hình tròn

  • Bàn ăn 4 người: đường kính khoảng 85 – 100cm, cao 75cm, khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 2m.
  • Bàn ăn 6 người: đường kính 100 – 150cm, cao 75cm, khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 2,35m.
  • Bàn ăn 8 người: đường kính khoảng 150 – 180cm, cao 75cm, khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 2,5m.

Bàn ăn hình chữ nhật

  • Bàn ăn cho 4 ghế: 120 – 140cm (D), 80cm (R), 75cm (C), khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 1,9 m.
  • Bàn ăn cho 6 ghế: 140 – 180cm (D), 80cm (R), 75cm (C), khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 1,9 m.
  • Bàn ăn cho 8 ghế: 220 – 240cm (D), 80cm (R), 75cm (C), khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 2m.
  • Bàn ăn cho 10 ghế: 260cm (D), 80cm (R), 75cm (C), khoảng không gian đặt bàn ghế tối thiểu là 2,2m.

Bàn ăn hình oval

  • Bàn ăn 4 đến 6 chỗ: Rộng 85cm, dài 135cm, cao 75cm.
  • Bàn ăn 6 đến 8 chỗ: Rộng 85cm, dài 170cm, cao 75cm.
  • Bàn ăn 8 đến 10 chỗ: Rộng 85cm, dài 200cm, cao 75cm.

Bàn ăn hình vuông

  • Kích thước bàn ăn hình vuông cho 4 người: 70x70cm, 80x80cm, 90x90cm, 100x100cm.
  • Kích thước bàn ăn hình vuông cho 8 người: 150x150cm, 160x160cm.

Những con số này có thể tùy thời thay đổi theo từng không gian, phong cách cũng như loại hình phục vụ của nhà hàng. 

Ngoài ra, khu vực chờ cho khách cũng nên chú ý, phải đảm bảo không gian thoải mái để khách ngồi chờ món ăn hoặc đợi bàn, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như không gian thưởng thức ẩm thực chung.

3. Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng

Để đảm bảo sự vận hành trơn tru và thuận tiện cho không gian đặc thù này của nhà hàng, chủ đầu tư nên kết hợp với KTS và quan điểm của đầu bếp để đưa ra giải pháp tốt nhất.  

Tiêu chuẩn nội thất và thiết bị nhà bếp
Tiêu chuẩn nội thất và thiết bị nhà bếp. Nguồn ảnh: Internet

Có một số tiêu chuẩn chung khi thiết kế bếp nhà hàng bạn cần lưu ý:

  • Xác định và phân bổ các khu vực trong bếp một cách rõ ràng, khoa học: khu chuẩn bị, sơ chế, trang trí, vệ sinh,…
  • Bố trí nội thất có tính kết nối, để nhân viên bếp thuận tiện trong quá trình làm việc, di chuyển, tránh các tai nạn khi làm bếp.
  • Đặc biệt lưu ý đến hệ thống thông gió và hút mùi để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, bảo vệ đồ nội thất khỏi nấm mốc.

4. Thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh cũng là không gian quan trọng để lại những ấn tượng dài lâu trong tâm trí của thực khách. Với nhà vệ sinh bạn tuyệt đối phải nhớ:

  • Vị trí nhà vệ sinh dễ tìm kiếm cho tất cả khách hàng
  • Đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại
  • Hệ thống ánh sáng phù hợp, quạt gió thông thoáng
  • Khuyến khích bố trí nhà vệ sinh cho người khuyết tật

5. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng hợp phong thủy

Dối với người phương Đông, phong thủy trong kinh doanh cực kỳ quan trọng, với nhà hàng cũng không phải là ngoại lệ. Một số lưu ý và tiêu chuẩn phong thủy trong thiết kế nhà hàng chủ đầu tư nên tham khảo:

5.1 Địa điểm xây dựng lý tưởng

Địa lợi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhà hàng nên xây dựng ở những nơi đông dân cư, tụ điểm vui chơi, giải trí của đối tượng khách hàng mục tiêu. Quan trọng là nó phải tiện dừng chân. 

Trong bộ TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) cũng có đề cập: thiết kế nội thất nhà hàng phải thuận tiện cho việc đi lại để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Kiến trúc, nội thất phải phù hợp với mục đích kinh doanh đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn cho khách hàng khi sử dụng. 

Nhà hàng ngoài trời cho khu nghỉ dưỡng
Nhà hàng ngoài trời cho khu nghỉ dưỡng. Nguồn ảnh: Internet

5.2 Màu sắc trang trí trong nhà hàng

Thông thường với nhà ở người ta sẽ chọn màu theo mệnh của chủ nhà. Với nhà hàng bạn cũng có thể áp dụng cách này. Nhưng theo các chuyên gia phong thủy màu sắc thuộc hành Hỏa và Thổ sẽ phù hợp nhất. Chúng tạo cảm giác ấm cúng, có khả năng kích hoạt dương khí rất tốt cho việc kinh doanh.

5.3 Phong thủy khu bếp nấu

Bếp là nơi “tàng phong tụ khí: nên vị trí cần tránh những nơi hút gió. Không để phòng bếp ở hướng Bắc, hướng hợp nhất là Đông hoặc Nam. 

Khu bếp nấu phải tránh xa cửa sổ, khu vệ sinh và không nhìn thẳng cửa ra vào tránh mùi khói, mùi gas gây độc hại hoặc có nguy cơ gây hỏa hoạn.

Nhà hàng thiết kế theo xu hướng xanh
Nhà hàng thiết kế theo xu hướng xanh. Nguồn ảnh: Internet

5.4 Không bỏ qua yếu tố thiên nhiên

Ánh sáng tự nhiên và cây xanh là hai yếu tố không thể thiếu để sở hữu thiết kế nhà hàng hợp phong thủy. Chúng mang đến nguồn năng lượng tích cực, tạo ra nguồn sinh khí, tụ tài lộc mang đến sự thịnh vượng cho công việc kinh doanh.

Mặt khác, những yếu tố tự nhiên còn mang đến sự trong lành, thư thái cho không gian, giúp khách hàng có thể giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi. 

Bởi vậy, thiết kế nhà hàng sân vườn đang là một trong những xu hướng thịnh hành hiện nay, như: nhà hàng tiệc buffet ngoài trời, tiệc đứng ngoài trời của các thiết kế nội thất nhà hàng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao,… 

Nếu bạn chọn Nội Thất Miền Bắc là đơn vị thiết kế thi công trọn gói cho nhà hàng của mình. Mọi vấn đề sẽ được các designer của chúng tôi thực hiện từ A-Z, bao gồm cả việc đảm bảo các tiêu chuẩn trên. Đội ngũ chuyên viên thiết kế và kiến trúc sư vô cùng chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm, đã “thực chiến” quá nhiều dự án, tạo nên các công trình ấn tượng từ Bắc vào Nam. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số HOTLINE 0988.888.925 để có được người bạn đồng hành uy tín và chuyên nghiệp nhất.

Bán lẻ: 0986.688.825 Dự án: 0988.888.925