Thiết kế nội thất phong cách công nghiệp hay còn gọi là Industrial style đang là một trong những xu hướng nội thất thịnh hành trên thế giới và cũng được lòng rất nhiều người Việt. Với vẻ đẹp thô sơ, mạnh mẽ và đầy chân thực những công trình nội thất design theo phong cách công nghiệp luôn có thể tạo những dấu ấn đặc biệt khó quên ngay từ cái nhìn đầu tiên, dù thiết kế cho bất cứ loại hình công trình nào.
1. Phong cách nội thất công nghiệp là gì?
Theo phần lớn các tài liệu phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial style) được phát triển vào những năm đầu thế kỷ 20 – trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần thứ 2 kết thúc.
Trước xu hướng chuyển dịch theo hướng toàn cầu hóa, các nhà máy ở Tây Âu đóng cửa và chuyển xưởng qua các quốc gia có chi phí lao động thấp. Lúc đó, nhiều tòa nhà bị bỏ hoang.
Trước tình hình dân số ngày càng "bành trướng" thì diện tích sinh sống lại ngày càng thu hẹp hơn. Giải pháp hợp lý nhất khi đó là chuyển đổi các khu công nghiệp, nhà xưởng quanh thành phố thành khu dân cư. Khi đó, phong cách thiết kế công nghiệp ra đời và nhanh chóng phủ sóng tại nhiều quốc gia châu Âu.
Biệt thự rộng lớn, thú vị với phong cách công nghiệp. Ảnh Internet
Thiết kế nội thất theo phong cách Industrial tái hiện lại một phần kiến trúc thường thấy trong cách nhà máy, công xưởng. Hệ trần cao để thô, tường trần không trát, kết hợp với sàn nhà láng bê tông hoặc ốp đá tự nhiên,…
Thay vì che đi dấu vết của quá khứ, sự cũ kỹ các kiến trúc sư sẽ tôn vinh chúng. Nói đến nội thất thiết kế theo phong cách công nghiệp chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những giá trị cơ bản. Nó gọt bỏ đi mọi thứ rườm rà, xa hoa, chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất.
2. Đặc trưng phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất
Mỗi phong cách kiến trúc, nội thất sẽ mang trong mình dấu ấn riêng, chúng tạo nên những đặc trưng không thể xóa mờ, cũng là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất.
Nếu dấu hiệu của phong cách Scandinavian là vật liệu tự nhiên và sự phô diễn của tông màu trắng thì với phong cách công nghiệp đặc trưng của nó là gì?
Tường trần độc đáo mang đến vẻ đẹp tinh tế và thô mộc. Ảnh: Internet
2.1. Tường gạch thô
Một “đặc sản” không thể thiếu của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp chính là những bức tường gạch trần thô sơ. Những viên gạch đỏ xếp từng tầng từng tầng tô điểm màu sắc ấm áp cho không gian, tạo nên bầu không khí ấm cúng, gần gũi.
Gạch hoa không được dùng phổ biến trong không gian nội thất công nghiệp. Sự lựa chọn được ưa chuộng vẫn là sàn bê tông. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo với vẻ ngoài dang dở của phong cách này.
Ngoài ta, sàn gỗ cũng là một lựa chọn không tồi bởi nó có sự ấm áp và thô sơ mà phong cách industrial cần.
2.2. Trần nhà để hở với dầm và các đường ống
Kiến trúc nhà ở, quán cafe, văn phòng,… theo phong cách công nghiệp có khả năng tiết kiệm chi phí rất tốt, bởi không phải đầu tư các loại trần nhà. Các cột bê tông, dầm, các đường ống thông gió,… toàn bộ được phô diễn trên trần nhà trở thành điểm nhấn đặc biệt lôi cuốn.
Trần nhà tường để hở hoặc sơn đen để tạo chiều sâu mang đến cảm giác không gian như cao lớn hơn. Đặc trưng này được thể hiện nổi bật nhất trong thiết kế phòng bếp – không gian cần có hệ thống đường ống nhiều nhất trong ngôi nhà (thông gió, hút mùi, ống nước, điện,…)
Không gian quán cafe đẹp, thú vị với industrial style. Ảnh: Internet
2.3. Cửa sổ lớn bằng khung thép
Trong thời kỳ đầu của ngành công nghiệp, cửa sổ thường làm khung bằng thép và chia thành nhiều ô nhỏ. Tổng thể kích thước cửa sổ luôn lớn để hứng được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.
Giờ đây, khung thép có thể thay thế bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, để truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ và có phần bí ẩn của phong cách thiết kế industrial cửa sổ khung thép là lựa chọn hoàn hảo. Đây cũng là một điểm khám phá tuyệt vời, mang đến cảm hứng sáng tạo mới cho các KTS, mang tới luồng gió tươi mới cho các công trình kiến trúc.
2.4. Không gian mở trong phong cách Industrial
So với phong cách hiện đại, nội thất công nghiệp chú trọng vào không gian nhiều hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng, trong một không gian thơ sơ và có phần trần trụi, nếu thiết kế kiến trúc khép kín thì sẽ bí bách, khó chịu đến mức nào.
Bởi vậy, không gian MỞ là một trong những yêu cầu không thể thiếu khi thiết kế nội thất chung cư, nhà ở theo kiểu công nghiệp. Không gian thoáng đãng, rộng rãi sẽ mang tới sự thoải mái, cảm giác tươi mới và đẹp đẽ hơn cho không gian nội thất.
2.5. Ưu tiên nội thất tối màu
Nội thất bằng kim loại, gỗ và da là lựa chọn phù hợp cho phong cách này, cũng là những chất liệu tốt nhất trong ngành nội thất hiện nay.
Phần lớn những món đồ nội thất quan trọng trong phong cách công nghiệp như: ghế sofa, bàn trà, bàn ghế ăn, tủ bếp,… đều chọn những gam màu đệm như xám, nâu cổ, nâu đồng, đen,…
Nội thất gỗ, kim loại,… tông màu trầm tối nổi bật khi kết hợp với bê tông và đá. Ảnh: Internet
2.6. Lựa chọn đồ nội thất chuẩn phong cách công nghiệp
Nội thất da cực kỳ được ưa chuộng trong phong cách này. Một bộ ghế sofa bằng da tự nhiên cao cấp với sắc màu trầm đầy hoài niệm cho căn phòng khách thêm sang trọng. Hay đơn giản chỉ là một chiếc ghế tựa, sofa bed bọc da êm ái cho phòng ngủ,…
Đồ nội thất trong không gian mang đậm sắc thái công nghiệp này có thể hơi cũ kỹ, hao mòn một chút. Chẳng hạn như một chiếc bàn cafe bằng gỗ pallet cũ, tủ đựng đồ bằng kim loại có vẻ hơi bong tróc,… Tuy nhiên, nhưng chi tiết này không nhiều, chúng chỉ điểm xuyết một phần nhỏ cho không gian mà thôi.
2.7. Tiết chế trong trang trí
Các chi tiết trang trí trong phong cách này được giảm xuống mức tối thiểu nhất. Khung tranh, đồ trưng bày, các decor thậm chí là cây xanh,… xuất hiện khá hiếm hoi. Thay vào đó, cách thiết kế và bố trí nội thất cùng các bề mặt kiến trúc (tường, sàn, trần) trở thành một điểm nhấn nghệ thuật.
Cầu thang thép vững chắc mang vẻ đẹp nguyên bản của vật liệu. Ảnh: Internet
2.8. Thiết kế cầu thang thép đơn giản
Kết nối các tầng bằng cầu thang thép đơn giản thay vì kiểu gỗ cầu kỳ, sang trọng. Đây là một dấu hiệu nhận biết khá đặc trưng của phong cách nội thất industrial.
Bước vào quán cafe, nhà hàng hay ngôi nhà phố,… thiết kế theo phong cách cá tính này, cầu thang thép với tay vịn đơn giản, góc cạnh, có độ thoáng tuyệt vời chính là hình ảnh “đập vào mắt” bạn đầu tiên.
Với những đặc trưng được đưa ra, có lẽ không khó để bạn nhận diện phong cách công nghiệp đầy phóng khoáng và cá tính. Nếu bạn ưng ý, cảm thấy thích thú và say mê với kiểu thiết kế có phần hoang sơ mà tinh tế này, hãy liên hệ ngay cho Nội Thất Miền Bắc để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thiết kế tốt nhất.
Công ty Cổ Phần Nội Thất Miền Bắc là địa chỉ chuyên thiết kế và thi công nội thất văn phòng, nhà hàng, chung cư, biệt thự, trường học,... có tiếng nhiều năm nay tại Hà Nội. Dịch vụ chúng tôi cung cấp sẵn sàng phục vụ khách hàng trên toàn quốc, từ Bắc vào Nam. Với đội ngũ KTS, Kỹ sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu về các phong cách Miền Bắc chắc chắn sẽ mang đến cho Quý vị sự hài lòng cao nhất.